26/1/08

TIN BÁO KHẨN CẤP LIÊN QUAN TỚI TÒA KHÂM SỨ: NGÀY MAI SẼ CÓ BIỆN PHÁP MẠNH

VietCatholic News (Thứ Bảy 26/01/2008 09:39)

HÀ NỘI -- Tin từ Tòa Tổng Giám mục chiều hôm nay ngày 26.1.2008 (giờ Hà nội) cho biết UBND Hà Nội đã có văn thư cho Tòa Tổng Giám Mục yêu cầu thời hạn cuối cùng là 5giờ chiều ngày Chúa Nhật 27.1.2008 phải tháo rỡ tất cả ảnh tượng mang về, nếu không sẽ có biện pháp mạnh.

Như vậy là chính quyền đã quyết định sẽ cưỡng chế và đàn áp giáo sĩ và giáo dân Hà nội những người đang cầu nguyện và bảo vệ các tượng ảnh tại Tòa Khâm Sứ.

Trong tinh thần hiệp nhất với Đức Tổng Giám Mục, với các Linh Mục và Nam Nữ Tu Sĩ và với Giáo Dân Hà Nội, xin tất cả Anh Chị Em tín hữu Công giáo hãy đến cầu nguyện với anh chị em giáo dân Hà nội tại Tòa Khâm Sứ và chứng kiến tận mắt cuộc đàn áp chắc chắn sẽ diễn ra.

Máu có thể sẻ chảy, nhưng sẽ là những chứng nhân cho Chúa, cho Sự Thật, cho Công Lý, và bảo vệ quyền Tự Do và Dân Chủ cho Quê Hương Việt Nam.

Quân đội hôm nay đã có mặt để nghe ngóng tình hình ở đây:

24/1/08

Gần 20 triệu người VN lướt mạng




Gần 20 triệu người Việt Nam có điều kiện sử dụng mạng internet trong năm 2007 trong khi số người đăng ký điện thoại cũng tăng mạnh, Thông Tấn xã (TTX) Việt Nam đưa tin.

TTX trích số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông nói rằng gần 20 triệu trong số 85 triệu dân Việt Nam có thể tiếp cận internet trong năm ngoái, tròn 10 năm sau khi Việt Nam hòa mạng internet.

Hãng tin chính thức của Việt Nam nói nước này nằm trong số các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Chính phủ Việt Nam dường như có chính sách kiểm soát một cách chọn lọc đối với internet và điều này là một trong những nguyên nhân khiến người dùng internet tăng nhanh.

Số người dùng internet nhiều ở Việt Nam cũng đã khiến cho các công ty cung cấp các dịch vụ dựa trên internet như Yahoo quan tâm tới thị trường này.

TTX Việt Nam cũng nói xuất khẩu các mặt hàng điện tử như máy tính và các linh kiện đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu trong năm 2007, mang về cho Việt Nam gần bốn tỷ đô la.

Cũng trong năm 2007, TTX nói Việt Nam có gần 20 triệu thuê bao điện thoại mới đưa tổng số lên gần 47 triệu với 2/3 là thuê bao điện thoại di động.

23/1/08

Nỗi buồn mang tên Việt Nam!


Đạo diễn Song Chi

Tôi biết rằng đối với tôi và những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình tưởng niệm 34 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc ngày 19.1.2008 (19.1.1974-19.1.2008) -một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước khi bị dập tắt nhanh chóng, nỗi buồn lớn nhất, sự chua xót lớn nhất đó là vì sao chúng ta không được phép lên tiếng? Nỗi buồn đó tôi cũng đã đọc thấy trong những đôi mắt ngơ ngác của những em sinh viên học sinh trong những ngày 9.12, 16.12 vừa qua khi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và một số văn nghệ sĩ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa đã bị cản trở, làm khó dễ và sau đó là đủ mọi biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn ngay từ đầu. Vì sao? Vì sao chúng ta không được phép lên tiếng ngay cả khi lẽ phải thuộc về dân tộc ta? Có những lúc tình cờ đôi mắt ngơ ngác của một em sinh viên nào đó rơi trúng vào tôi, tôi nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt em như em cũng đọc thấy sự chua xót trong tôi, và càng chua xót hơn nữa là cả hai cùng có câu trả lời nhưng thể nói lên lời. Thôi em ơi hãy về nhà lo học hành, làm một đứa con ngoan của ba mẹ thậm chí không lo học hành cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian và tuổi trẻ của chính mình, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi. Còn tôi ơi tôi cũng nên đi về nhà làm công việc của mình lo kiếm tiền lo kiếm danh, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi.

Chính cách sử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều. À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…?

Trong những ngày này, trái tim của bao người Việt Nam đang rỉ máu. Nỗi đau bị cướp đất cướp biển ngay trước mắt, nỗi lo họa xâm lăng lâu dài, nhưng đau đớn hơn là thái độ hèn nhát đến không hiểu nổi của chính quyền và sự vô cảm, dửng dưng của rất nhiều người cùng là đồng bào với mình. Có một điều nghĩ cũng lạ lùng, bao nhiêu năm qua, máu xương của dân tộc này đã phải đổ xuống quá nhiều, và những vết thương trong lòng người còn nhiều hơn, một dân tộc như vậy lẽ ra phải ngộ ra, tỉnh ra với một lực phản tỉnh cực kỳ mạnh mẽ để không được phép sai lầm nữa. Vậy mà…chưa bao giờ trong lịch sử, những người lãnh đạo đất nước lại hèn nhát, bảo thủ đến cùng như lúc này-thà mất nước chứ nhất định không chịu từ bỏ con đường sai, không chịu mất quyền lực, và chưa bao giờ mỗi lần con số ít ỏi những người dân Việt dám cất lên tiếng nói lương tâm lại cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa cộng đồng và bất lực như lúc này!

Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nển dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.

Vậy cho nên em ơi hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh như phần đông những người khác đang sống quanh tôi. Bởi vì nếu em hay tôi hay bạn bè tôi còn tiếp tục bức xúc muốn lên tiếng muốn bày tỏ thái độ công dân lòng yêu nước hay bất cứ một cảm xúc nào khác, sẽ nhận được gì chúng ta đều biết trước. Nhưng sự cay đắng lớn nhất nhiều khi không phải từ những gì chúng ta phải nhận từ phía chính quyền mà từ những người chung quanh.Người ta sẽ nhìn chúng ta như những kẻ rỗi hơi thừa giờ đi làm những việc tào lao, những kẻ thiếu khôn ngoan hoặc cố tình lập dị, hoặc bất tài, thất bại, có điều gì bất mãn cá nhân nên đâm ra bất mãn xã hội, còn nếu ta không thất bại mà lại có chút thành đạt trong công việc của mình, thậm chí thuộc loại có tiền thì chắc là…muốn chơi trội để gây chú ý! Người ta sẽ khuyên chúng ta thôi hãy lo làm việc của mình đi, nếu chưa có bằng cấp thì lo đi kiếm cái bằng đi nếu chưa có tài sản thì lo đi kiếm tiền đi nếu chưa có gia đình thì lo đi lấy vợ lấy chồng đi, làm gì cũng đựơc, chuyện lớn đã có Nhà Nước lo.

Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc đã quen được giáo dục để suy nghĩ theo một chiều, quen sống trong bạc nhược, sợ hãi, luôn luôn tự biên tập, tự kiểm duyệt chính mình, chỉ muốn an thân, gần như vô cảm trước mọi chuyện đang xảy ra ngay trên đất nước mình, mất lòng tin vào mọi thứ và chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà trong xã hội những sự vô lý bất công bất bình thường nhất cũng trở thành bình thường còn điều tốt đẹp, sự tử tế, tính trung thực, lòng dũng cảm lại trở thành hiếm hoi? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà ngay cả khi lòng tự cường, tinh thần tự tôn vừa mới được nhen nhúm đã lại bị vùi dập phũ phàng?

Thôi mà em ơi nghĩ đến những chuyện đó làm gì hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh sống đời yên ấm, rồi nếu có bức xúc lắm chuyện xã hội thì ta có thể chửi đổng trong những buổi ngồi quán café quán nhậu với bạn bè, chửi như thế vừa hả tức vừa được tiếng quan tâm đến xã hội mà lại không thiệt hại gì, ta cũng có thể tha hồ nói về dân chủ nhân quyền tự do trong những cuộc nhậu, nói thôi và đừng làm gì hết.

Nhưng...liệu em và tôi có sẽ chấp nhận sống như thế không?






Hình ảnh Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn hiệp thông cầu nguyện với giáo dân miền Bắc




Hình ảnh Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn hiệp thông cầu nguyện với giáo dân miền Bắc

Vào lúc 15h30, ngày 23/1/2008, các hội đoàn trong Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã cùng với Cha Chính Xứ và quý cha, hiệp thông với giáo dân miền Bắc để cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Gửi anh em một vài hình ảnh. Xin tiếp tục hiệp thông cầu nguyện để công lý và hòa bình của Chúa hiển trị trên đất nước này. Thân mến, JB. Le Dinh Phuong, CSsR.

22/1/08

Thông báo: Cầu nguyện hiệp thông tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn






“Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa.
Và Chúa, chính Chúa, Người sẽ ra tay”

Thời gian : Chiều Thứ Tư ngày 23 tháng 01 năm 2008, vào lúc 15g30

Địa điểm : Tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon - 38 Kỳ Đồng P.9 Q.3

Giới gia trưởng, giới hiền mẫu, gia đình Con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon
sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện hiệp thông với Giáo Phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà.

Chủ đề của buổi cầu nguyện là : “Cầu cho Công lý và Hòa Bình”.

Buổi cầu nguyện sẽ được Cha Bề trên chánh xứ, Tu viện Trưởng Saigon chủ sự.

Kính mời anh chị em tín hữu tham dự.

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-Fqy69mcyequwJv.MxrhJO_sXCZbkCw--?cq=1

Giới thiệu sách mới: DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI

DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI
Mã số: VVTT318-NN
Tác giả: Dương Hướng
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Ngày xuất bản: quý 4/2007
Số trang: 516
Kích thước: 14,5 x 22cm
Trọng lương: 620g
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: bìa mềm
Giá bìa: 75.000 VNĐ
(giảm: 10%)
Giá bán: 67.500 VNĐ
Giá USD: 4.69 USD
Số lần xem: 248
Tóm tắt nội dung:

"Dưới chín tầng trời là câu chuyện trải dài qua những biến cố lớn lao của dân tộc: cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thời hậu chiến và thời mở cửa... Qua bi kịch của gia tộc Hoàng Kỳ, số phận long đong của những người dân làng Đoài, sự lụn bại của gia đình thương nhân Đức Cường sau giải phóng, con đường vươn đến quyền lực của cán bộ Trần Tăng, cuộc đời ba chìm bảy nổi của tỉ phú Đào Kinh, thân phận chín lênh đênh của những người đàn bà... đã hiện lên những sai lầm, ấu trĩ của một thời kỳ lịch sử mà bất cứ ai trong thời điểm đó, dù biết được hay không cũng chẳng thể vượt qua. Dưới ngòi bút trực diện, nhiều khi thô ráp, cùng với lối kể chuyện tràn những chi tiết rất thật của Dương Hướng, tưởng chừng như đã thấp thoáng cái nhân vật chính mà tác giả muốn hướng tới, muốn phác họa: lịch sử.

"Nếu như tiểu thuyết trước hết là cốt truyện thì tác phẩm này thừa sức hấp dẫn. Vì cốt truyện rất ky kỳ, nhiều tuyến nhân vật quan hệ éo le, nhiều tuyến hành động diễn ra các miền Trung, Nam, Bắc, có xóm làng và thành phố, có chiến trường ác liệt ở miền Nam và sinh hoạt nhộn nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc... Một cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi những tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước". (Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến).

Nguồn: http://songhuong.vn/main.php?cid=0,45&case=2&left=0,43&iddetail=9663

Giới thiệu sách mới: LẦN ĐẦU BÊN NHAU

LẦN ĐẦU BÊN NHAU
Mã số: VNTT523-KĐ
Tác giả: Thái Trí Hằng
Dịch giả: Phương Linh
Nhà xuất bản: Kim Đồng
Ngày xuất bản: 9/2007
Số trang: 168
Kích thước: 13 x 20cm
Trọng lương: 200g
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: bìa mềm
Giá bìa: 20.000 VNĐ
(giảm: 10%)
Giá bán: 18.000 VNĐ
Giá USD: 1.25 USD
Số lần xem: 599
Tóm tắt nội dung:

"Lần đầu bên nhau là "phát súng" đầu tiên mở ra trào lưu văn học trên mạng của Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Tác giả Thái Trí Hằng gây nên hiệu ứng dữ dội ngay từ khi anh bắt đầu đăng tải từng chương của tác phẩm này lên mạng. Sau khi công bố toàn bộ tác phẩm trên trang web cá nhân, do dân lướt web quá hâm mộ và nhiệt thành đề nghị, Thái Trí Hằng bèn bán bản quyền tác phẩm của mình, và Lần đầu bên nhau ra mắt bạn đọc dưới hình thức giấy trắng mực đen truyền thống. Tháng 11 năm 1999, được in 200.000 bản ngay từ lần in thứ nhất tại Đài Loan, và sau đó liên tiếp tái bản rất nhiều lần. Tính đến tháng 10 năm 2000, cuốn sách này đã tái bản đến lần thứ 10.

Lần đầu bên nhau miêu tả tình cảm rung động và mộng mơ của một chàng trai và cô gái làm quen với nhau qua mạng. Cũng như những mối tình đẹp bất hủ của loài người, tình yêu không vẹn tròn để lại dư âm ngọt ngào, sâu lắng mà day dứt trong lòng bạn đọc. Cốt truyện êm đềm, dịu dàng, ngôn ngữ tươi mới, trẻ trung và tư duy trong sáng của Thái Trí Hằng là những yếu tố rất hấp dẫn bạn đọc.

Sau thành công vang dội khắp Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, Thái Trí Hằng còn tiếp tục sáng tác vài cuốn tiểu thuyết cho tuổi mới lớn. Anh mở ra một trường phái, một thể loại văn học mới - văn học trên mạng. Tiếp theo sau Thái Trí Hằng, mạng Internet đã sản sinh ra rất nhiều, rất nhiều các nhà văn trẻ đem đến cho bạn đọc những tác phẩm "nóng hổi" qua các trang web. Những người viết văn mới và những bạn trẻ coi Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình hẳn sẽ không thể quên cái tên Thái Trí Hằng với Lần đầu bên nhau.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trẻ Việt Nam". (Người dịch).

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Chapter 1: About me

Chapter 2: Flying Dance

Chapter 3: Làm quen

Chapter 4: Gặp mặt

Chapter 5: Triết học cà phê

Chapter 6: Quãng cách

Chapter 7: Titanic

Chapter 8: Biến mất

Chapter 9: Nhớ nhung

Chapter 10: Bức thư cuối cùng

Đôi lời của tác giả Thái Trí Hằng

Phụ lục: Câu trả lời hãy để dành cho thời gian

Nguồn: http://songhuong.vn/main.php?cid=0,45&case=2&left=0,43&iddetail=9640

21/1/08

Thành lập tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa




TS Nguyễn Nhã giới thiệu An Nam đại quốc họa đồ tại buổi ra mắt tủ sách “Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông” - Ảnh: Lam Điền

TT (TP.HCM) - Chiều 20-1, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cùng một số nhà nghiên cứu tại TP.HCM đã chính thức cho ra mắt tủ sách nghiên cứu "Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông". Mục đích của tủ sách là cung cấp miễn phí các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông cho những ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu; đồng thời quảng bá cho mọi người biết những công trình nghiên cứu trong lịch sử của VN về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, lâu nay VN thiếu vắng các công trình nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và cả kinh tế biển ở biển Đông. "Các vấn đề về pháp lý và luật biển có liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa lâu nay cũng ít được nghiên cứu" - anh Hoàng Việt, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, thành viên ban điều hành tủ sách, bổ sung.

Vì vậy, những thành viên của tủ sách kêu gọi và khuyến khích sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời vận động một số mạnh thường quân trong việc thành lập các suất học bổng hỗ trợ những công trình nghiên cứu, các luận án thạc sĩ và tiến sĩ về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

Theo một nữ giáo viên tham gia tủ sách: "Giới học thuật trong nước nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông, để VN có thể tổ chức hội thảo quốc tế về đề tài này và đưa ra những công bố, kết luận có tính thuyết phục về mặt học thuật".

Hiện nay tủ sách có hơn 100 tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Nhã. Một số nhà nghiên cứu đang tiếp tục ủng hộ các tài liệu chữ Hán, bản đồ cổ, công trình nghiên cứu... Ngoài ra, những thành viên của tủ sách dự kiến thành lập một website và cung cấp các tư liệu dưới dạng số hóa cho ai có nhu cầu. Những người có nhu cầu có thể đến với tủ sách này tại địa chỉ 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

LAM ĐIỀN

20/1/08

Hình ảnh biểu tình lần thứ 4, lên án TQ chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/2008 tại Sài Gòn.




Một số hình ảnh biểu tình sáng ngày 19/1/2008 tại Nhà hát thành phố. Chân thành cảm ơn những người dân tử tế có mặt lúc đó đã chuyển cho mình những tấm hình này.

Cuộc biểu tình kỉ niệm ngày 19/01/1974 - ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa (lúc đó thuộc quyền cai quản của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa).

(để xem ảnh cỡ lớn, các bạn double click vào ảnh, rồi chọn All size)

Hình ảnh mọi người căng biểu ngữ chống ngoại xâm.


Biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược

Biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược

Biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược

Biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược

Công an bắt người đi biểu tình chống ngoại xâm


Công an bắt người đi biểu tình

Công an bắt người đi biểu tình

Công an bắt người đi biểu tình

Công an bắt người đi biểu tình

Công an bắt người đi biểu tình

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

Công an bắt người biểu tình chống ngoại xâm

19/1/08

Kế hoạch biểu tình chống TQ ngày 19 & 20/1/2008




Một số blog trên mạng Internet đưa tin là giới học sinh sinh viên ở Hà Nội & Sài Gòn đang dự định biểu tình vào ngày 19-1 tới đây trùng với ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng đoạt.

Trong tháng 12, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đã diễn ra ở Hà Nội và TP. HCM.

Ngoại trừ cuộc biểu tình đầu tiên ngày 9-12 đã diễn ra mà không gặp cản trở, các cuộc tụ họp sau đó của người dân đã bị công an giải tán.

Vào hôm 9-1, ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam, một số sinh viên cũng dự định tiến hành biểu tình chống thái độ của chính phủ Trung Quốc, nhưng đã không thành công.

Trong mấy ngày qua, lại loan đi những lời kêu gọi giới trẻ xuống đường vào ngày 19-1, đánh dấu sự kiện Trung Quốc lấy quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Một số giáo viên trong nước đưa lên mạng internet lá thư ngỏ bày tỏ sự ủng hộ ý định này.

Ông Nguyễn Thượng Long, một giáo viên ở Hà Đông là người ký tên vào lá thư, nói với BBC rằng "lương tâm nhà giáo" thúc đẩy ông ra tuyên bố cùng một số người bạn.

"Nếu không lên tiếng, bản thân tôi cảm thấy xấu hổ," ông Long nói.

Tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã diễn ra trong nhiều năm, với nhiều lần lời qua tiếng lại.

Nhưng các vụ biểu tình tháng 12-2007 đánh dấu lần đầu tiên người dân trong nước xuống đường quanh vấn đề này.

18/1/08

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: Hoàn toàn không có tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá TQ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN: Hoàn toàn không có tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc

Ngày 17.1.2008, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.1.2008 nói "ngày 7.1.2008, tàu cá tỉnh Hải Nam đang tác nghiệp bình thường tại vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc Bộ thì bị tàu có vũ trang của Việt Nam cướp, gây tổn thất về kinh tế'', Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng cho biết:

"Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá, tình hình trên vịnh Bắc Bộ đã được cải thiện đáng kể. Hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc đã tiến hành 4 đợt tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ. Hai bên cũng đã tiến hành hợp tác khảo sát nguồn lợi thủy sản trong vịnh. Hoạt động đánh cá của ngư dân hai nước tại khu vực đánh cá chung trên vịnh Bắc Bộ diễn ra suôn sẻ. Đây là thành quả chung của việc đưa hai hiệp định vào cuộc sống.

Về sự việc ngày 7.1.2008, ngay sau khi nhận được thông báo của phía Trung Quốc, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã khẩn trương tiến hành điều tra xác minh thông tin.

Theo kết quả điều tra ban đầu, chúng tôi được biết ngày 7.1.2008, tại khu vực cách đảo Bạch Long Vỹ về phía tây nam 32 hải lý (phía tây Đường phân định 3 hải lý) đã xảy ra va chạm giữa 4 tàu cá Trung Quốc và 3 tàu cá của Việt Nam do càng kéo lưới mắc vào nhau. Sau khi ngư dân tự gỡ và thu lưới, các tàu cá này đã trở lại đánh cá bình thường. Hoàn toàn không có tàu vũ trang của Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.

Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục điều tra vụ việc này và đã đề nghị phía Trung Quốc cung cấp thêm thông tin để có cơ sở xác minh.

Việt Nam kiên trì chủ trương hợp tác với phía Trung Quốc giải quyết mọi vụ việc phát sinh để duy trì hòa bình ổn định trên vịnh Bắc Bộ vì lợi ích của nhân dân hai nước”.

Theo TTXVN

16/1/08

Hình ảnh thác Bản Giốc ở biên giới Việt nam - Trung quốc 03-2007

caobangbangioc (408)
Thác Bản Giôc
caobangbangioc (409)
Vài chiếc bè tre làm dịch vụ đưa khách tới gần thác.
caobangbangioc (412)
Phần thác chính
caobangbangioc (420)
Dãy núi đá cao bên phải của Tàu
caobangbangioc (421)
Một chiếc bè tre của Tàu đưa khách du lịch thăm thác
caobangbangioc (422)
Triền núi có con đường chạy dọc sông Quây Sơn,dưới sông là dãy bè tre của Tàu
caobangbangioc (430)
Phần thác thuộc Việt nam
caobangbangioc (431)
Chụp ảnh dưới thác [cao]
caobangbangioc (433)
Thác [cao]
caobangbangioc (438)
Thac cao
caobangbangioc (439)
Đi qua cây cầu này phải đóng 2k
Ban (4)
Ban (8)
Ban (19)
Du khách Việt nam
Ban (20)
Du khách Việt nam
Ban (22)
Cánh đồng trong thung lũng thác Bản Giôc.
Ban (23)
thung lũng thác Bản Giôc
Ban (24)
Đồn biên phòng Việt nam
Ban (26)
Bên kia sông Quây Sơn,trên đồi là những khách sạn của Tàu
Ban (26)
Chụp gần hơn
Ban (27)
Tòan cảnh thung lũng
Ban (29)
Phía dãy núi đá cao bên phải là Tàu
Ban (30)
Thung lũng
Ban (31)
Toàn cảnh
Ban (32)
Khách sạn của Tàu trên triền núi.

Ban (68)

ảnh : Điếu cày[03-2007]

Các bạn có thể xem nhiều hình tại đây

Nguồn: Điếu cày's Blog